Kết quả liên quan - Tháng Hai 24, 2022

Ngay cả những người yêu thích công việc, họ cũng có thể gặp căng thẳng tại nơi làm việc. Điều này có thể ảnh hưởng đến năng suất và thậm chí dẫn đến quyết định nghỉ việc sau một thời gian.

Trên thực tế, chính tình yêu với công việc có thể khiến bạn trở nên căng thẳng hơn. Sự cầu toàn thái quá có thể bào mòn tâm trí và tinh thần của bạn. Ngoài ra, các mối quan hệ cá nhân tại nơi làm việc cũng có thể là một nguồn gây ra căng thẳng dồn nén và kéo dài. 

Bài viết này sẽ giúp những người đóng vai trò quản lý và lãnh đạo trong công ty tìm ra cách giảm thiểu căng thẳng tại môi trường làm việc, từ đó giúp nhân viên cảm thấy hài lòng và năng suất lao động cao hơn. 

Căng thẳng tác động thế nào đến năng suất và quyết định gắn bó của nhân viên? 

Căng thẳng không phải là một vấn đề cá nhân, căng thẳng của nhân viên có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Dominic Harper, người sáng lập Debt Bombshell, cho biết: “Căng thẳng có thể phá hỏng tính cách của một người, khiến họ không đạt được trạng thái tốt nhất khi làm việc. Khi một nhân viên không thể hiện bản thân một cách tốt nhất, mức năng suất của họ có xu hướng giảm và động lực hoàn thành nhiệm vụ cũng giảm theo.

Dưới đây là một số tác động của căng thẳng ở nơi làm việc: 

  • Nơi làm việc căng thẳng đồng nghĩa với tốc độ thay thế nhân sự cao. Trong một cuộc khảo sát năm 2019 của Wrike về căng thẳng và kiệt sức tại nơi làm việc, 56% người được hỏi cho biết họ đang tìm kiếm một công việc mới do căng thẳng ở công việc hiện tại, 25% bỏ việc và 16% dọa bỏ việc. Tốc độ thay thế nhân sự cao khiến công ty tốn kém nhiều chi phí và ảnh hưởng đến năng suất tổng thể.
  • Nhân viên ít quan tâm đến công việc do căng thẳng. Cuộc khảo sát của Wrike báo cáo rằng 46% người được hỏi đã ngừng quan tâm hoặc nghỉ việc do căng thẳng. Trong một nghiên cứu của Colonial Life năm 2019 , 41% người được hỏi cho biết căng thẳng khiến họ làm việc kém năng suất hơn và 33% cho biết căng thẳng khiến họ ít hào hứng tham gia đóng góp cho tập thể.
  • Nhân viên nghỉ việc khiến doanh thu ảnh hưởng. Khi nhân viên nghỉ việc do căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan, người sử dụng lao động phải bù đắp khoản đó. Trong một nghiên cứu của Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực về tác động tài chính khi nhân viên nghỉ việc, 75% số người được hỏi cho biết điều này có tác động từ trung bình đến lớn tới năng suất và doanh thu của công ty.
  • Căng thẳng gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Trong cuộc khảo sát của Wrike, 54% người được hỏi cho biết không thể ngủ được do căng thẳng từ công việc, 35% cho biết mất bình tĩnh trong công việc và 38% nói rằng họ đã trút áp lực công việc lên các thành viên trong gia đình và bạn bè.

Cách người quản lý có thể giảm bớt căng thẳng cho nhân viên

Có một số cách mà chủ doanh nghiệp và người quản lý có thể áp dụng để giảm thiểu một số yếu tố gây căng thẳng cho nhân viên. 

1. Tạo môi trường làm việc an toàn

Harper cho biết một môi trường làm việc an toàn không chỉ là nơi có các thiết bị an ninh hàng đầu, chẳng hạn như camera quan sát và hệ thống kiểm soát ra vào. Một môi trường an toàn cũng nên chú ý đến sức khỏe tinh thần của nhân viên.

Những người đứng đầu cần làm gương để mọi nhân viên trong công ty luôn đề cao sự tôn trọng lẫn nhau, tạo bầu không khí điềm tĩnh ngay cả trong cơn khủng hoảng. Việc cùng đối thoại và tìm ra giải pháp khi đó sẽ trở nên dễ dàng hơn.

2. Khuyến khích tăng cường vận động

Một kế hoạch chăm sóc sức khỏe nhân viên lâu dài sẽ cho biết bạn quan tâm đến nhân viên của mình như thế nào. Kế hoạch này bao gồm chính sách nghỉ phép được trả lương, phương án làm việc từ xa với thời gian linh hoạt, cung cấp bữa trưa công sở lành mạnh ngay tại công ty… Đặc biệt, hãy khuyến khích nhân viên nghỉ giải lao giữa giờ, đi lại, giãn cơ, tập các động tác thể dục nho nhỏ. 

3. Xác định và tinh chỉnh các kỳ vọng 

Đặt kỳ vọng rõ ràng về công việc có thể làm giảm căng thẳng của nhân viên bởi nó loại bỏ sự mơ hồ trong rất nhiều khoảnh khắc quyết định hàng ngày. Các nhà quản lý cũng nên thường xuyên kiểm tra và đánh giá khối lượng công việc của nhân viên để đảm bảo không có ai bị đuối sức.

Adam Wood, đồng sáng lập của RevenueGeeks, chia sẻ: “Nếu nhân viên của bạn gặp vấn đề trong việc quản lý khối lượng công việc và có quá nhiều người đang cố gắng làm những việc giống nhau theo các phương pháp khác nhau, thì đã đến lúc bạn cần sắp xếp lại. Thực hiện đánh giá kỹ năng của tất cả nhân viên, xem xét và cập nhật tất cả các mô tả công việc, thiết lập quy trình giới thiệu thống nhất và giao trách nhiệm công việc cho những người phù hợp”.

4. Tạo chương trình đào tạo 

Wood lưu ý rằng nhân viên là tài sản kinh doanh quý giá nhất của bạn. Bạn đầu tư bao nhiêu vào đó, bạn sẽ nhận được bấy nhiêu. Chiến thuật đào tạo nhân viên hiệu quả bao gồm các mục tiêu phát triển khả năng lãnh đạo, điều này giúp nhân viên cảm nhận được sự tin tưởng của bạn vào tiềm năng của họ. 

Wood nói: “Xác định những nhân sự quan trọng, có năng lực trong công ty, sau đó giúp họ đạt được mục tiêu bằng cách cung cấp các chương trình phát triển và cơ hội giáo dục. Điều này làm giảm căng thẳng của họ vì giờ đây họ có kiến ​​thức cần thiết để hoàn thành công việc một cách xuất sắc”. 

5. Thực hành giao tiếp cởi mở.

Cả nhân viên và người quản lý đều có thể giúp giảm bớt căng thẳng tại nơi làm việc bằng cách giao tiếp cởi mở, rõ ràng. Nếu một nhà quản lý chủ động tạo ra chính sách cởi mở và cảm giác tin cậy lẫn nhau, nhân viên có thể cảm thấy thoải mái khi chia sẻ mối quan tâm của họ. 

Ở cương vị nhân viên, bạn hãy trao đổi với sếp cảm nhận về vai trò của mình thay vì giữ nó trong lòng. Ghi lại những thắc mắc cần giải đáp và trao đổi thẳng thắn với bộ phận nhân sự. Loại bỏ mối lo ngại không cần thiết có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng dễ dàng hơn.  

Căng thẳng tại nơi làm việc là điều không thể tránh khỏi, nhưng cả nhân viên lẫn người quản lý đều có những lựa chọn để giảm thiểu nó. Để từng bước cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho nhân viên. 

(Nguồn: Business News Daily)

Đánh giá hiệu suất của nhân viên thường xuyên sẽ cung cấp nhiều dữ liệu quan trọng. Từ đó giúp lãnh đạo dễ dàng điều chỉnh yêu cầu công việc và cung cấp sự hỗ trợ khi cần thiết. 

Bài viết này dành cho các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý muốn tìm hiểu cách thực hiện đánh giá năng lực của nhân viên một cách hiệu quả. Điều quan trọng là phải hiểu rõ đánh giá hiệu suất là gì, những yếu tố nào bạn nên đánh giá và cách tốt nhất để đánh giá nhân viên.

Đánh giá hiệu suất là gì?

Đánh giá hiệu suất là sự đánh giá toàn diện về kết quả công việc của một nhân viên dựa trên một bộ tiêu chí nhất định, chẳng hạn như mô tả công việc của họ. Người quản lý sẽ xem xét các kỹ năng, thành tích và công việc của nhân viên trong một khoảng thời gian cụ thể và xác định. Xem nhân viên đó có đạt, vượt hoặc không đáp ứng kỳ vọng công việc.

Đánh giá hiệu suất cung cấp cái nhìn sâu sắc về hiệu suất tổng thể của nhân viên tại công ty, giúp các nhà quản lý hiểu được những giá trị mà mỗi nhân viên mang lại cho doanh nghiệp. 

Tại sao việc theo dõi hiệu suất nhân viên lại quan trọng?

Mỗi người quản lý cần biết nhân viên đang vướng mắc ở đâu, họ đang làm tốt điều gì và họ đang phát triển như thế nào trong vai trò của mình. Đó là cơ sở để khen thưởng đúng người, đúng việc, đồng thời hỗ trợ tài nguyên cho những người có thể gặp khó khăn. 

Nếu không dành thời gian để theo dõi hiệu suất của nhân viên, bạn có thể không nhận ra rằng một số nhân viên đang vật lộn với các nhiệm vụ quan trọng. Hoặc họ sẽ sớm đưa ra quyết định nghỉ việc vì không nhận được những gì xứng đáng cho công sức bỏ ra. 

Khi nhân viên biết rằng cấp quản lý đang theo sát hành vi để đánh giá hiệu suất của mình, họ sẽ tập trung hơn và ít bị xao nhãng trong công việc, điều này giúp tăng năng suất tổng thể của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số lợi ích khác:

  • Tăng hiệu quả công việc: Đánh giá hiệu suất và tiến độ của nhân viên mang lại cho bạn và các thành viên trong nhóm cái nhìn sâu sắc và cần thiết. Từ đó đặt mục tiêu đúng đắn và khắc phục các vấn đề đang tồn tại, cải thiện hiệu quả công việc và cho nhân viên nhìn rõ điều gì đó để hướng tới. Đánh giá hiệu suất cho nhân viên thấy rằng công việc của họ được nhìn nhận và đánh giá cao. Điều này có thể thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn để đáp ứng các mục tiêu của công ty và cá nhân. 
  • Xác định điểm mạnh và điểm yếu: Bạn cần biết nhân viên nói riêng và công ty nói chung đang làm tốt những gì và thiếu hụt ở đâu. Đánh giá hiệu suất nhân viên thường xuyên là một công cụ tuyệt vời để cung cấp thông tin này. Đặc biệt là nó mang lại cơ hội tốt để khắc phục các sự cố phổ biến.  
  • Tăng sự hài lòng của nhân viên: Nhân viên cần được hỗ trợ – cả khi họ đang làm tốt công việc hay khi gặp khó khăn. Đánh giá hiệu suất của nhân viên cho thấy ai đang hoạt động tốt và xứng đáng được khen thưởng, ai đang gặp khó khăn và cần giúp đỡ để vượt qua thử thách. Khi ban lãnh đạo bỏ qua những người có thành tích cao hoặc thấp, nhân viên có xu hướng cảm thấy thất vọng và dễ chán nản với công ty. 
  • Giao tiếp tốt hơn: Việc đánh giá nhân viên định kỳ có thể mở ra một phương thức giao tiếp mà trước giờ bạn chưa từng có với nhân viên của mình. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn dành thời gian tiếp xúc với từng nhân viên, để hiểu rõ hơn về những trải nghiệm của họ với công việc, về những mong đợi của họ trong tương lai. Ví dụ: Một nhân viên đang mong đợi được tăng lương, nhưng hiệu suất của họ chưa đạt. Quy trình đánh giá cho phép bạn giải thích những điểm họ còn thiếu và những gì họ có thể làm để cải thiện.

10 yếu tố để đánh giá hiệu suất nhân viên

Có thể khó xác định chính xác bạn nên đánh giá nhân viên của mình như thế nào, đặc biệt nếu họ thực hiện nhiều nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Dưới đây là 10 yếu tố quan trọng nhất mà bạn có thể xem xét.

  1. Chất lượng công việc: Xem xét công việc mà nhân viên đã thực hiện trong thời gian đánh giá. Kết quả có tốt hay không? Mọi chi tiết đã được suy nghĩ thấu đáo chưa? Có sai sót nào không? Bạn có thể xem xét phản hồi từ khách hàng hoặc thành viên trong nhóm về chất lượng công việc và đánh giá mức độ phù hợp với tiêu chuẩn của công ty. 
  2. Cách thực hiện công việc: Xem xét cách nhân viên sắp xếp, lên lịch và hoàn thành nhiệm vụ; cách họ quản lý thời gian; cách họ sáng tạo và giao tiếp với các thành viên trong nhóm. Phần lớn thời gian họ có đủ tự chủ và có thể hoàn thành công việc đúng hạn không? Hay họ thường xuyên yêu cầu sự trợ giúp hoặc đẩy việc cho người khác? Kỹ năng của họ có được coi là “trình độ cao” không? 
  3. Tiến độ: Nhìn vào kết quả làm việc của nhân viên trong giai đoạn đánh giá. Họ đã đạt được mục tiêu từ lần đánh giá trước đó chưa? Họ có phát triển kỹ năng hay giậm chân tại chỗ? Họ có học được những kỹ năng mới nào không? Kỳ vọng tăng trưởng và phát triển tích cực giữa các lần đánh giá là hợp lý. 
  4. Khả năng thích ứng: Nhân viên có phản ứng tích cực trước những thay đổi của công ty? Họ có tiếp thu những ý tưởng mới hoặc thể hiện khả năng ứng biến linh hoạt trong phong cách làm việc? Xem xét cách nhân viên phản ứng với các mục tiêu trước đây mà lãnh đạo đã đặt ra – họ có thực hiện những điều chỉnh cần thiết để đạt được mục tiêu không?  
  5. Sự tự giác: Xem xét cách nhân viên theo đuổi mục tiêu và trách nhiệm của họ. Họ có tự tự giác không hay cần nhắc nhở thường xuyên? Họ có thể hiện sự háo hức để hoàn thành các mục tiêu hoặc trách nhiệm mới không? Họ có thể hiện mong muốn trở thành người xuất sắc ở vị trí của mình không? 
  6. Giao tiếp: Nhân viên có chia sẻ những suy nghĩ và ý tưởng của họ một cách hiệu quả không? Họ có lắng nghe người khác tốt không? Họ đưa ý kiến và phản hồi như thế nào? Họ có thể truyền đạt rõ ràng suy nghĩ của mình bằng cả nói và viết không? 
  7. Kiến thức: Nhân viên có thể hiện mức độ hiểu biết tối thiểu đối với vai trò cụ thể của họ không? Họ có kiến ​​thức kỹ thuật, hành chính hoặc kiến ​​thức chuyên môn cần thiết để thực hiện tốt công việc không? Họ có sẵn sàng và có thể mở rộng kiến ​​thức về công việc cụ thể của họ không? 
  8. Giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định: Nhân viên có thể xác định vấn đề một cách hiệu quả và đưa ra một giải pháp thích hợp không? Họ có thể nhanh chóng ra quyết định và thực hiện chúng? Họ có bị khủng hoảng khi đối mặt với các vấn đề? Họ có thể ủy quyền và tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài nếu cần thiết không? 
  9. Lập kế hoạch và tổ chức: Nhân viên có khả năng xác định và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những trách nhiệm hàng ngày, hàng tuần và lâu dài của mình không? Họ có thường xuyên đáp ứng thời hạn? 
  10. Làm việc theo nhóm: Nhân viên đó có dễ chịu và lịch sự với các nhân viên khác không? Họ có làm việc nhóm hiệu quả? Họ có thể hiện thái độ chuyên nghiệp và tích cực không? Họ có khả năng giao tiếp và cộng tác tốt với những người khác không?

Hãy nhớ rằng mặc dù bạn chỉ có thể ngồi lại với nhân viên để đánh giá chính thức một hoặc hai lần mỗi năm. Nhưng sự đánh giá cần dựa trên một quá trình liên tục trong suốt cả năm, tránh phiến diện và chủ quan. 

(Nguồn: Business News Daily)

Hầu hết nhân viên đi làm không phải chỉ để kiếm tiền. Họ mong muốn tìm được niềm say mê trong công việc, cảm giác được kết nối với những người khác và được đánh giá cao. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy đa số nhân viên không có cảm giác hài lòng với công việc, phần nhiều liên quan đến môi trường thiếu gắn kết. 

Mức độ gắn kết của nhân viên là gì? 

Một nhân viên nhiệt tình với công việc và tích cực tham gia đóng góp vì mục tiêu chung được xem là có mức độ gắn kết cao với doanh nghiệp. Họ có thái độ tích cực với tổ chức, nắm vững các giá trị cốt lõi và cam kết với công việc của mình. Ngược lại, nhân viên có mức độ gắn kết thấp thường chỉ hoàn thành công việc ở mức yêu cầu tối thiểu và thường nhận xét tiêu cực về công ty với người ngoài. 

Tại sao sự gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp lại quan trọng? 

Nhân viên thể hiện thái độ tích cực không chỉ vì họ hài lòng với công việc. Điều đó xuất phát từ cảm giác tự hào và kết nối sâu sắc với doanh nghiệp. Nhóm nhân viên này sẽ ít có khả năng rời bỏ vị trí của mình để có mức lương cao hơn hoặc chức danh tốt hơn ở một công ty khác, điều này làm giảm tỷ lệ nghỉ việc của công ty.

Ý tưởng gắn kết nhân viên

Nếu bạn đang cố gắng thúc đẩy sự gắn bó của nhân viên trong công ty của mình, điều quan trọng là phải thật kiên nhẫn. Thay đổi cảm nhận của nhân viên về công ty là một việc cần nhiều thời gian, không thể cưỡng ép. Dưới đây là 10 ý tưởng để giúp nhân viên cảm thấy gắn bó hơn với tổ chức của bạn.

1. Dành thời gian cho niềm vui

Con người không được thiết kế để trở thành cỗ máy làm việc. Hãy kết hợp các trải nghiệm gắn kết thú vị cho phép nhân viên thư giãn và thả lỏng:

  • Tổ chức chuyến đi thực địa đến trang trại/nhà máy
  • Đặt đồ ăn vặt cho cả công ty vào ngày thứ sáu.
  • Hẹn chơi bắn súng sơn hoặc bowling.

2. Ưu đãi dành riêng cho nhân viên

Đặc quyền khi làm việc tại công ty là điều khiến nhân viên cảm thấy hào hứng và thích thú khi chia sẻ với người khác. Bạn có thể tặng vé xem thể thao hoặc voucher giảm giá cho một số dịch vụ, hoặc mở chương trình định giá sản phẩm mới để nhân viên cùng tham gia. 

3. Giao tiếp cởi mở

Giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nó không chỉ làm tăng năng suất trong công việc của cả nhóm mà còn góp phần cải thiện các mối quan hệ. Giao tiếp hiệu quả đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm hiểu họ đang hướng tới điều gì và tại sao.

Để cải thiện giao tiếp, hãy cân nhắc khảo sát định kỳ để thu thập phản hồi của nhân viên.

4. Tìm hiểu về nhân viên

Đây là một cách dễ dàng để gia tăng kết nối tại nơi làm việc. Những nhà quản lý nên chủ động tìm hiểu tên của nhân viên, tuổi con cái của họ, thậm chí là cả thú cưng, bên cạnh những giá trị và nguyện vọng liên quan đến công việc. Mối quan hệ giữa người với người cũng quan trọng tương đương mối quan hệ đồng nghiệp bình thường. 

5. Tạo cơ hội hợp tác

Những nhân viên có mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp sẽ tự động gắn bó với công ty, bởi đồng nghiệp là những người họ gặp còn nhiều hơn cả người thân và bạn bè. Do đó, hãy tạo cơ hội để các nhân viên hợp tác trong nhiều dự án công việc và hoạt động ngoại khóa, từ đó gia tăng kết nối tự nhiên. 

6. Cho nhân viên biết giá trị của mình

Nhân viên cần biết chính xác họ có thực sự phù hợp với tổ chức hay không và công việc của họ đóng góp như thế nào vào các mục tiêu chung. Nếu không cung cấp cái nhìn sâu sắc đó, bạn có nguy cơ khiến nhân viên cảm thấy như thể họ là một bánh răng vô hình trong bánh xe, chỉ lặp đi lặp lại một công việc không được đánh giá cao. Bạn có thể cân nhắc tạo một sơ đồ cho thấy công việc của mỗi nhân viên tác động như thế nào đến những người khác và cả sự thành bại của công ty.

7. Ưu tiên cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Một lần nữa, cho nhân viên thấy rằng lãnh đạo rất coi trọng họ là một trong những cách quan trọng nhất để thúc đẩy sự tương tác. Hãy khuyến khích và mô hình hóa sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, với thời gian nghỉ phép có lương theo quy định, giờ làm việc hợp lý và tính linh hoạt khi áp dụng vào thực tế. Mỗi cá nhân có một hoàn cảnh khác nhau, do đó bạn cần xem xét từng người trong từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ.

8. Công khai và minh bạch

Nhân viên gắn kết với công ty dễ dàng hơn khi họ biết điều gì đang xảy ra, cả tốt lẫn xấu. Là một nhà lãnh đạo, bạn nên minh bạch nhất có thể với nhân viên của mình. Điều này cho thấy rằng bạn đủ tin tưởng và coi trọng họ để giúp họ luôn theo sát các hoạt động của tổ chức.

Hãy tổ chức các cuộc họp toàn công ty để hỏi ý kiến ​​của nhân viên trước khi thực hiện một động thái nào đó có khả năng ảnh hưởng nhiều đến họ.

9. Đặc quyền về chăm sóc sức khỏe

Khi suy nghĩ về các đặc quyền mà công ty sẽ cung cấp cho nhân viên, hãy cố gắng tránh xa những thứ sáo rỗng và tập trung vào những thứ thực sự mang lại lợi ích. Điều này có thể bao gồm lựa chọn làm việc tại nhà ít nhất một ngày trong tuần, bữa trưa đặc biệt được phục vụ hàng tuần tại công ty hoặc các lớp học yoga sau giờ làm.

10. Kỷ niệm các cột mốc quan trọng

Hãy đảm bảo bộ phận nhân sự ghi nhớ ngày sinh của từng nhân viên, ngày họ bắt đầu làm việc tại công ty và các cột mốc đáng nhớ khác. Một món quà nho nhỏ hay chỉ là lời chúc được cá nhân hóa theo từng dịp cũng có thể tạo nên động lực rất lớn cho mỗi người. 

Ghi nhớ rằng những “nhân viên hạnh phúc là nhân viên làm việc hiệu quả”. Điều đó sẽ giúp bạn có thêm thật nhiều ý tưởng để đẩy mạnh sự gắn kết giữa nhân viên với công ty. 

(Nguồn: Business News Daily)

Màu sắc thương hiệu có thể nói lên rất nhiều điều, do đó rất dễ hiểu khi các thương hiệu phổ biến nhất thế giới tập trung đẩy mạnh nhận diện thông qua màu sắc logo, ngay cả khi chúng không có bất kỳ chữ gì đáng chú ý. 

Điều này là do sức mạnh của màu sắc và mối liên hệ chặt chẽ với tâm lý con người. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng màu sắc của sản phẩm ảnh hưởng từ 60-80% quyết định “chốt đơn” của khách hàng tiềm năng. Như vậy, lựa chọn màu sắc không chỉ củng cố sự liên kết với thương hiệu mà còn có thể ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. 

Màu sắc thương hiệu nên được tích hợp trên trang web, landing page, logo, bao bì sản phẩm và bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác.

Phân tích 100 thương hiệu hàng đầu thế giới 

Trang Marketo đã phân tích 100 thương hiệu hàng đầu thế giới, được xác định theo giá trị thương hiệu, để khám phá cách sử dụng những màu sắc phổ biến nhất. 

Đây là những gì họ đã tìm thấy. 

Màu xanh dương (blue) dường như là màu chiến thắng, vì nó xuất hiện ở 33% trong số 100 thương hiệu hàng đầu. Màu đỏ đứng thứ hai với 29%, màu đen hoặc xám là lựa chọn phổ biến thứ ba với 28%. Cuối cùng, 13% sử dụng màu vàng hoặc vàng kim. 

Điều thú vị là 95% trong số 100 thương hiệu hàng đầu chỉ sử dụng một hoặc hai màu. Điều này có thể được giải thích là một nỗ lực để duy trì tính nhất quán bằng cách đơn giản hóa thương hiệu của họ. 

Hơn nữa, text không quan trọng đối với nhiều thương hiệu trong số này, vì chỉ 41% có text trong logo. 

Điều này là bằng chứng cho thấy một logo hiệu quả có thể tạo kết nối mạnh mẽ với khách hàng, ngay cả khi không sử dụng text để bổ sung. Trên thực tế, 9% thương hiệu thậm chí còn không để tên công ty trên logo, tiến thêm bước nữa về sự tối giản. 

Con người phản ứng với màu sắc thương hiệu như thế nào?

Mỗi màu sắc tạo ra một phản ứng khác nhau từ con người. Màu sắc có thể được chia làm 2 loại chính: màu nóng và màu lạnh. Màu nóng có xu hướng liên quan đến năng lượng, trong khi màu lạnh liên kết với sự bình tĩnh và an toàn. 

Nhưng mỗi màu cụ thể ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào và điều đó có ý nghĩa gì với thương hiệu? Dưới đây là tổng quan về điểm khác biệt của từng màu và cách thương hiệu của bạn có thể chọn cách phối hợp hợp lý. 

Màu đỏ

Màu đỏ gợi lên đam mê và bản năng. Nó là loại màu sắc làm tăng nhịp tim của bạn, khiến hơi thở của bạn dồn dập hơn, thường liên quan đến năng lượng dồi dào và sự phấn khích. Nó thu hút sự chú ý, đồng thời cũng có thể rất khiêu khích. 

Màu tím

Tím là một màu sắc tinh tế và phảng phất nét huyền bí. Nó có xu hướng được sử dụng cho các sản phẩm cao cấp, do gắn liền với hoàng gia và sự sang trọng. Yếu tố bí ẩn của màu tím cũng liên kết với tâm linh và có thể mang lại yếu tố ma thuật cho thương hiệu của bạn. 

Màu xanh dương

Màu xanh dương là lựa chọn phổ biến nhất cho các thương hiệu hàng đầu. Nó được cho là sẽ giúp mọi người cảm thấy thoải mái, bởi nó có thể khiến họ liên tưởng đến bầu trời và đại dương. Màu xanh dương cũng liên quan đến sự tin tưởng, an toàn và tự tin, tạo nên sự kết hợp tuyệt vời cho các thương hiệu muốn có những yếu tố này trong thông điệp của mình. 

Màu xanh lá

Xanh lá cây đồng nghĩa với sự bình tĩnh, an toàn và tươi mới. Các sắc thái khác nhau của nó có thể tạo ra bản sắc thương hiệu độc đáo cho công ty của bạn. Màu này có xu hướng liên quan đến sức khỏe cùng cảm giác yên bình và thanh thản. 

Màu vàng

Màu vàng là lựa chọn phổ biến cho các thương hiệu muốn khơi gợi cảm giác tích cực trong bản sắc của họ. Nó là hiện thân của mặt trời, mang lại niềm hy vọng và lạc quan. Màu vàng cũng vô cùng nổi bật giữa các màu khác, điều này khiến bộ nhận diện thương hiệu màu vàng trở nên sáng tạo và hấp dẫn. 

Màu cam

Màu cam là lựa chọn lý tưởng cho các thương hiệu muốn pha trộn giữa sự lạc quan và tươi sáng của màu vàng, với niềm đam mê và năng lượng của màu đỏ. Đó là một màu sáng tạo và tươi vui, gợi cảm giác thân thiện và thích phiêu lưu. 

Màu nâu

Màu nâu đại diện cho sự mộc mạc của đất, nó thường được dùng để phản ánh sự ổn định và sức mạnh. Nó dễ chịu nhờ sự đơn giản, do đó được ưa chuộng bởi các thương hiệu muốn có màu sắc cổ điển và đáng tin cậy. 

Màu đen

Đây là màu sắc vừa cổ điển, vừa tinh tế và có thể làm cho bộ nhận diện thương hiệu trở nên nổi bật. Nó kết hợp hoàn hảo với các sản phẩm sang trọng, pha trộn giữa yếu tố cổ điển và mạnh mẽ. Màu đen là màu sắc dễ kết hợp với nhiều màu khác nhưng không làm mất đi sự hấp dẫn cổ điển. 

Màu trắng

Màu trắng tượng trưng cho sự đơn giản, thuần khiết và cũng là sự sạch sẽ. Ba điều này khiến nó trở nên cực kỳ phổ biến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, kinh doanh vệ sinh hay các mặt hàng liên quan đến trẻ em. Màu trắng cũng có thể mang lại cảm giác đáng tin cậy nhờ khai thác sự thuần khiết và đơn giản.

Như vậy, lựa chọn màu sắc giúp xây dựng tính thẩm mỹ cho thương hiệu, đồng thời đưa bạn đến gần hơn đối tượng mục tiêu. Sử dụng màu sắc hợp lý sẽ làm nổi bật điểm mạnh của thương hiệu và khơi gợi cảm xúc phù hợp cho đúng đối tượng. 

Lựa chọn của thương hiệu bạn là màu nào và tại sao? 

(Nguồn: Marketo)

SEO không phải là phương pháp duy nhất giúp website của bạn đạt nhiều lượt truy cập và tiếp cận với nhiều khách hàng. 

Khi chạy một chiến dịch truyền thông xã hội với mục đích thu hút nhiều traffic đến trang web của doanh nghiệp, bạn có thể áp dụng những cách sau. 

1. Thêm URL website vào hồ sơ mạng xã hội

Hãy đảm bảo trang profile trên tất cả kênh mạng xã hội của bạn đều chứa đường link trỏ đến trang web. Nghe có vẻ rất hiển nhiên nhưng điều này vẫn thường bị bỏ quên. Thêm một liên kết không chỉ tốt cho mục đích SEO mà còn có thể giúp tăng lượt truy cập website. 

2. Quảng cáo trên mạng xã hội

Số lượng các trang mạng xã hội và người dùng ngày càng tăng, đây là điều tốt vì sẽ ngày càng có nhiều khách hàng tiềm năng có khả năng tiếp cận bài đăng của bạn. Tuy nhiên điều này cũng vô tình khiến các bài đăng khó hiển thị lên bản tin của người dùng. 

Một người dùng mạng xã hội tích cực có thể theo dõi hàng chục trang và hàng trăm người nhưng dòng thời gian chỉ có thể hiển thị một số bài đăng hạn chế. 

Việc có khả năng hiển thị tự nhiên cho các bài đăng (đặc biệt nếu bạn đăng bài với tư cách một doanh nghiệp) thì càng khó hơn. Facebook đã nhiều lần thay đổi thuật toán và chỉ hiển thị bài đăng của bạn cho một phần nhỏ những người theo dõi, vì vậy cách duy nhất để truyền thông điệp đến thẳng người cần thấy nó là sử dụng quảng cáo. Hãy tìm cách để website xuất hiện trong các bài quảng cáo này. Điều tương tự cũng có thể áp dụng cho Twitter và LinkedIn. 

3. Giúp người dùng dễ dàng chia sẻ nội dung

Khi độc giả truy cập website và thực sự thích một bài viết nào đó, họ có thể muốn chia sẻ nó với bạn bè hoặc những người theo dõi trên mạng xã hội. Vì vậy, hãy đặt các nút chia sẻ lên mạng xã hội trên website của mình. 

Một lỗi phổ biến là dù đã đặt nút chia sẻ nhưng lại không kiểm tra xem nội dung được chia sẻ có tối ưu về cách hiển thị hay không. Hãy lưu ý điều này. 

4. Sử dụng hình ảnh bắt mắt trong các bài viết

Hình ảnh, video và những yếu tố trực quan khác (đồ họa thông tin, tranh minh họa) có thể được chia sẻ nhiều hơn. Do đó, hãy đảm bảo bài viết của bạn có hình ảnh để khi được chia sẻ lên mạng xã hội, nó sẽ hiển thị kèm hình ảnh. Đừng bao giờ bỏ qua sự hấp dẫn trực quan. 

5. Thêm liên kết vào các bài đăng trên mạng xã hội

Bên cạnh việc thêm URL website vào hồ sơ mạng xã hội, bạn nên chia sẻ đường link website trong các bài đăng trên Facebook/Twitter… Một bài đăng tốt sẽ bao gồm tiêu đề hấp dẫn, dòng mô tả ngắn, hình ảnh và liên kết đến bài gốc. 

6. Tạo blog và xuất bản nội dung thường xuyên

Đọc những lời khuyên ở trên, bạn có thể dễ dàng hình dung rằng thành công trên mạng xã hội phụ thuộc chủ yếu vào nội dung. Để có thể đăng bài trên Facebook một cách thường xuyên (nhằm có cơ hội hiển thị nhiều hơn), bạn cần có nhiều nội dung hay để chia sẻ. 

Một trong những giải pháp là sử dụng nội dung từ trang web khác (bằng cách liên kết đến bài viết của họ, chứ không phải ăn cắp nội dung), tuy nhiên điều này sẽ đổ traffic về website đó chứ không mang lại lợi ích cho thương hiệu của bạn. 

Để có lượng traffic tốt cho website của mình, bạn cần chia sẻ nội dung từ đây lên mạng xã hội và đó là lý do mỗi doanh nghiệp đều nên có trang blog trên website để đăng tải nội dung hữu ích. 

7. Đo lường kết quả

Sử dụng Google Analytics để đo lường số lượt truy cập bạn nhận được từ mạng xã hội. Ghi lại số lượng mỗi tháng và phân tích xem kênh nào mang lại kết quả tốt nhất, từ đó tập trung nhiều thời gian giúp kênh đó phát triển. 

Bên cạnh phân tích của Google, bạn cũng có thể xem xét dữ liệu thống kê từ Facebook, Twitter, Pinterest hay bất kỳ công cụ nào doanh nghiệp đang sử dụng.

8. Trả lời bình luận thường xuyên

Theo dõi các trang mạng xã hội và trả lời các bình luận một cách tích cực, tranh thủ cơ hội để đề cập đến thương hiệu của mình, quảng bá website rộng rãi. Cho người dùng thấy bạn đang hoạt động trên mạng xã hội sẽ khuyến khích tương tác nhiều hơn. 

Marketing trên mạng xã hội có thể giúp gia tăng lưu lượng truy cập đến website doanh nghiệp bằng rất nhiều cách. Và cũng tương tự bất kỳ kỹ thuật tiếp thị trực tuyến nào khác, đó là quá trình cần rất nhiều thời gian, nỗ lực và sự kiên nhẫn. Social Media không thể thay thế SEO nhưng chúng có thể hỗ trợ cho nhau một cách vô cùng hiệu quả. 

(Nguồn: Reliable Soft)

Mạng xã hội đã thay đổi cách chúng ta sống, cách chúng ta làm việc lẫn mua bán sản phẩm/dịch vụ. Với tư cách là những người cần tiếp thị sản phẩm, bạn cần nắm được cách mà khách hàng hiện tại và tương lai đang sử dụng các nền tảng mạng xã hội và lấy kiến thức đó làm lợi thế trên thương trường khốc liệt. Cuối cùng, bạn có thể chuyển đổi những người theo dõi trên mạng xã hội thành khách hàng. 

Dưới đây là 19 ý tưởng hàng đầu cho các bài đăng sắp tới trên mạng xã hội của bạn. 

1. Bài viết mới nhất trên blog

Khi xuất bản một bài blog mới, bạn nên chia sẻ nó với những người theo dõi trên mạng xã hội. Có rất nhiều lợi ích khi đăng loại nội dung này. Ngoài việc nó giúp bạn có thứ để lấp vào lịch nội dung, nó cũng sẽ thúc đẩy gia tăng lưu lượng truy cập website. 

2. Thăm dò ý kiến người theo dõi

Hãy tạo một cuộc thăm dò ý kiến (poll) trên Facebook/Twitter/Instagram. Một cuộc thăm dò sẽ kích thích người theo dõi tham gia tương tác với bạn, giúp họ có cảm giác được lắng nghe và tăng cơ hội ghé thăm trang mạng xã hội của bạn. 

3. Sử dụng biểu tượng cảm xúc

Bất kể bạn đang đăng bài trên nền tảng nào, bạn nên sử dụng biểu tượng cảm xúc trong các bài đăng của mình (nhưng đừng lạm dụng, tránh gây rối mắt hoặc tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp). 

Trên thực tế, 92% người dùng mạng xã hội sử dụng biểu tượng cảm xúc. Do đó, việc bạn cũng sử dụng biểu tượng cảm xúc có thể giúp bạn trở nên gần gũi hơn trong mắt người theo dõi, từ đó cải thiện chỉ số tương tác. 

4. Hình ảnh nhân viên trong công ty 

Chia sẻ hình ảnh của đội ngũ nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp của bạn trở nên “thật” hơn trong mắt khách hàng. Loại nội dung này có tác dụng nhân hóa thương hiệu, giúp khách hàng biết được chính xác những ai đang tạo ra sản phẩm, tìm hiểu những gì diễn ra âm thầm để mang đến dịch vụ tốt nhất. 

Chia sẻ hình ảnh nhân viên cũng thúc đẩy tương tác đáng kể, bởi những bức ảnh có khuôn mặt thường nhận được nhiều lượt thích hơn 38%. 

5. Video quảng cáo

Bạn nên đăng video lên mạng xã hội. Nghiên cứu cho thấy 64% người tiêu dùng mua hàng sau khi xem video của thương hiệu trên mạng xã hội. Dạng video này tạo ra lượt chia sẻ hơn 1200% so với hình ảnh và text cộng lại. 

Hãy chú ý cả nội dung chú thích video nữa nhé, nó có thể ngắn gọn nhưng đi thẳng vào vấn đề. 

6. Sản phẩm mới

Mạng xã hội là nơi lý tưởng để giới thiệu sản phẩm với những người theo dõi, trước cả khi sản phẩm chính thức được phát hành. 

Sau khi sản phẩm đã bày bán, bạn có thể tận dụng tính năng gắn mức giá để thuận tiện hơn cho khách hàng. 

7. Nội dung cho người dùng tạo (UGC)

Khi cạn kiệt ý tưởng về những gì cần đăng lên mạng xã hội, bạn có thể chuyển hướng sang UGC để tìm ý tưởng. Hãy xem qua tin nhắn, bình luận đề cập hoặc hashtag liên quan đến thương hiệu. Tìm bài đăng của những người sử dụng sản phẩm của bạn và chia sẻ cho những người theo dõi. Điều này giúp xây dựng lòng tin đối với người theo dõi, đồng thời khuyến khích họ chia sẻ nội dung liên quan đến thương hiệu trong tương lai. 

8. Ảnh chất lượng cao

Ảnh chính là nội dung trực quan có thể khiến người dùng mạng xã hội tạm dừng lướt news feed để xem kỹ hơn. Trừ khi bạn đang sử dụng UGC, hãy đảm bảo hình ảnh bạn đăng tải lên mạng xã hội là ảnh tự chụp với chất lượng cao. 

Không nhất thiết phải là nhiếp ảnh gia mới có thể chụp được những bức ảnh đủ tốt. Một thiết bị chụp ảnh có độ phân giải cao (máy ảnh/điện thoại), vài nguyên tắc chụp ảnh cơ bản thuộc nằm lòng là những gì bạn cần trang bị để hình ảnh của thương hiệu trở nên chuyên nghiệp hơn. 

9. Trường hợp cụ thể của khách hàng 

Hãy cho những người theo dõi trên mạng xã hội thấy được bạn đã làm được điều gì đó ý nghĩa cho một khách hàng nào đó. 

Ví dụ, nếu bạn là một huấn luyện viên cá nhân, bạn có thể chia sẻ một bài đăng giải thích cách bạn đã giúp một trong những khách hàng của mình giảm được 10kg trong 2 tháng. 

10. Thành tích của công ty

Công ty của bạn gần đây có đạt được điều gì đó không? Giành được một giải thưởng? Xuất hiện trên truyền hình? Hãy chia sẻ chúng lên mạng xã hội để nâng cao uy tín của thương hiệu. Kết hợp với những gợi ý ở trên, bạn có thể tạo một ảnh GIF về khoảnh khắc các nhân viên đang ăn mừng và viết vài dòng ngắn về thành tích vừa đạt được. 

11. Làm mới nội dung cũ

Khi đọc đến đây, bạn có thể nghĩ ra nhiều ý tưởng cho bài đăng mới. Chẳng hạn, bạn có thể thất vọng vì không đăng các bài blog cũ lên mạng xã hội, nhưng đừng lo lắng, hãy tìm thời điểm thích hợp để chia sẻ lại nó. Video Youtube đã đăng từ vài năm trước vẫn có thể được đăng lại. 

12. Đồ họa thông tin

Sử dụng đồ họa thông tin (infographic) làm công cụ hỗ trợ trực quan có thể giúp bạn thuyết phục những người theo dõi của mình thực hiện hành động thay vì viết một bài thật dài. 90% thông tin truyền đến não là hình ảnh. 

13. Những câu nói truyền cảm hứng

Không bao giờ thiếu trích dẫn truyền cảm hứng, dù bạn đang hoạt động ở lĩnh vực nào đi chăng nữa. Đây cũng là một cách để thu hút độc giả. Nếu “văn hay chữ tốt”, bạn cũng có thể tự viết ra một trích dẫn ý nghĩa. 

14. Nghiên cứu sâu

Gần đây công ty bạn có nghiên cứu/khảo sát về điều gì đó thú vị không? Chia sẻ những phát hiện đó với người theo dõi, đăng số liệu thống kê bạn tìm thấy trong khi tiến hành nghiên cứu hoặc nói về phát hiện của người khác. Chỉ cần lưu ý ghi nguồn trích dẫn nếu có. 

15. Thông tin sự kiện sắp tới 

Có thể là sự kiện do công ty bạn tổ chức, có thể là sự kiện hấp dẫn trong cùng lĩnh vực diễn ra ở địa phương. Hãy chia sẻ với người theo dõi. 

16. Quà tặng

Mọi người đều muốn có cơ hội nhận gì đó miễn phí. Do đó, tổ chức minigame, khuyến khích mọi người chia sẻ nội dung, kêu gọi tương tác để xác định người trúng giải… sẽ là nội dung bạn có thể thực hiện trên trang mạng xã hội của mình. 

17. Các podcast gần đây

Nếu có kênh podcast, đừng ngần ngại cập nhật thông tin thường xuyên cho người dùng mạng xã hội. Đừng dựa hoàn toàn vào khả năng tìm kiếm tự nhiên. 

18. Dạng bài viết “How to”

“How to” (“Cách để…”) là một trong những nội dung luôn chiếm được sự quan tâm nhất định từ độc giả. Giải thích quy trình từng bước về cách sử dụng sản phẩm của bạn là một ví dụ cơ bản. 

19. Ảnh hồi tưởng

Nếu bạn sắp hết ảnh để đăng và chưa có thời gian chụp thêm, hãy kiểm tra kho lưu trữ của mình. Chắc hẳn bạn đã nhiều lần nhìn thấy hashtag #tbt (throwback Thursday), đây là một xu hướng Internet, theo đó người dùng sẽ đăng một bức ảnh cũ gợi nhớ về một giai đoạn trước đây vào ngày thứ 5. Trend này đã xuất hiện cả chục năm nhưng vẫn chưa bao giờ biến mất. 

Đây là cơ hội để bạn đăng bức ảnh cũ về mặt tiền cửa hàng đầu tiên, chiếc xe tải giao hàng cũ hoặc những thứ tương tự. 

Sau khi đọc bài viết này, hy vọng bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thực sự cạn kiệt ý tưởng dành cho các bài đăng trên mạng xã hội nữa!  

(Nguồn: Quicksprout)

Bạn vừa viết xong một bài blog với nội dung cực kỳ hữu ích, vui mừng vì đã chia sẻ ý tưởng và kiến thức chuyên môn với cả thế giới. Nhưng bạn nên làm gì tiếp theo? 

Để phát triển thói quen tiếp thị nội dung và tương tác xã hội thường xuyên, xây dựng kênh blog luôn là chìa khóa của các doanh nghiệp. Một blog của công ty nếu được đầu tư xứng đáng có thể thăng hạng nhanh chóng trên các công cụ tìm kiếm và giúp gia tăng mức độ tương tác của khách hàng. Nhưng có một điều nhiều doanh nghiệp thường “bỏ quên”: Tiếp thị bài blog đến với khách hàng tiềm năng. 

Ngay cả nội dung tuyệt vời cũng có thể không được chú ý. 

Không phải sau khi ấn “Xuất bản” là bài viết sẽ đến được ngay với những người cần đọc. Nếu không làm gì cả, bài đăng của bạn có thể vẫn bằng cách nào đó dần lọt top tìm kiếm trên Google, nhưng đó là việc có khả năng xảy ra sau vài tháng, trong khi bạn hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian bằng những cách thiết thực. 

Dưới đây là 9 việc bạn cần làm sau khi đăng bài mới lên blog. 

1. Tích hợp SEO/Từ khóa

Nội dung của bạn có thể tốt, nhưng một chút nghiên cứu và tích hợp từ khóa có thể tác động lớn đến thứ hạng và lưu lượng truy cập của công cụ tìm kiếm. Đọc lướt qua nội dung và chọn các nội dung chính được đề cập trong đó, cài cắm các thuật ngữ/cụm từ tìm kiếm phổ biến nhất và cả những từ khóa liên quan thông qua công cụ gợi ý từ khóa miễn phí của Google Adwords. Điều chỉnh tiêu đề bài đăng, nội dung, mô tả meta và các thẻ (tags) bằng các từ khóa đó. 

2. Phân phối

Hãy thiết lập kết nối RSS tới các trang mạng xã hội, như vậy mỗi lần bạn đăng bài trên blog, nội dung đó sẽ được tự động đẩy lên các kênh khác mà không cần phải thao tác thêm lần nữa. Điều này giúp bạn tiết kiệm công sức và mở rộng đáng kể phạm vi tiếp cận độc giả. 

3. Rút ngắn URL bài viết

Cụ thể như sau: 

– Sao chép URL bài đăng mới, dán nó vào trình rút gọn URL tích hợp phân tích dữ liệu (Bit.ly, Ow.ly, Cli.gs).

– Sử dụng URL rút gọn trong bất kỳ cập nhật trạng thái, chú thích video… mà bạn định thực hiện. 

– Kiểm tra tài khoản công cụ rút gọn URL để biết lượt click và các dữ liệu khác sau một thời gian nhất định. 

4. Cập nhật trạng thái

Điều này có vẻ khá rõ ràng, nhưng nó không đơn giản như bạn nghĩ. Để thu hút được nhiều lượt click nhất khi chia sẻ link blog lên mạng xã hội, bạn cần điều chỉnh dòng trạng thái/tiêu đề sao cho phù hợp với từng kênh riêng lẻ. 

Cũng cần lưu ý rằng mỗi bài đăng trên mạng xã hội đều bị giới hạn hiển thị tới người dùng, do đó cần đăng nhiều lần vào các thời điểm khác nhau, nội dung khác nhau để kiểm tra hiệu quả. 

5. Nội dung giới thiệu trên các trang khác

Hầu hết các trang mạng xã hội và diễn đàn trực tuyến đều cho phép quảng cáo nội dung, miễn là nội dung đó có giá trị, phù hợp với cộng đồng và không tự PR quá lố. Ví dụ về một vài nơi bạn có thể tiếp thị bài viết của mình: các nhóm Facebook về lĩnh vực liên quan, bình luận trên Facebook, diễn đàn LinkedIn, câu trả lời trên LinkedIn…

Chiến lược tuyệt vời là viết tiêu đề hoặc câu hỏi hấp dẫn, sau đó bao gồm một số quan điểm sâu sắc, gợi mở thảo luận, cuối cùng là URL rút gọn của bài blog. Hãy bày tỏ mong muốn được góp ý chân thành để cuộc trao đổi diễn ra liên tục, tăng tương tác tự nhiên. 

6. Tìm kiếm và bình luận trên các blog khác có chủ đề tương tự

Cung cấp nhận xét hữu ích, có giá trị trên các blog khác có thể là cách tuyệt vời để gia tăng lượt truy cập, phát triển mối quan hệ, xây dựng lượng người theo dõi phù hợp và thêm backlink. 

7. Thay đổi chữ ký email

Một thủ thuật nhỏ nhưng không kém phần hiệu quả là thêm tiêu đề bài đăng mới nhất vào chữ ký email của bạn. Nhiều nền tảng email hiện có các ứng dụng nhỏ rất tiện lợi để tự động kéo bài viết mới nhất trên blog vào chữ ký của người dùng. 

8. Chia sẻ bài viết với khách hàng mục tiêu

Bạn vừa tạo bài đăng trên blog mà bạn biết chắc là sẽ có lợi cho một nhóm khách hàng nhất định. Bạn còn chờ gì nữa? Hãy gửi cho họ một email có URL rút gọn và ghi rõ: “Tôi nghĩ điều này có thể hữu ích với bạn”. Sau đó, kiểm tra dữ liệu phân tích để biết có bao nhiêu người click vào liên kết theo cách đó. 

9. Đề nghị các blogger khác gắn link bài viết

Xây dựng mối quan hệ với các blogger trong lĩnh vực, đề nghị họ viết blog về dịch vụ của bạn hoặc gắn link bài viết của bạn trong bài viết của họ là một cách hay để tiếp cận với đối tượng độc giả mới. Bạn có thể yêu cầu trao đổi bài viết trên trang web của nhau hoặc trả một chi phí phù hợp cho việc được đề cập trên trang web người khác (với điều kiện đã kiểm tra kỹ về chất lượng website và mức độ tương thích về nội dung/đối tượng độc giả). 

Nghe có vẻ khá phức tạp, nhưng quy trình này sẽ chỉ khó khăn trong vài lần đầu. Kiên trì thực hành và biến nó thành thói quen để tiếp thị bài viết blog hiệu quả hơn, bạn chắc chắn sẽ không thất vọng. 

(Nguồn: Content Marketing Institute)

Bản đồ hành trình khách hàng (Customer Journey Map) giúp doanh nghiệp nhìn thấy sản phẩm và quy trình của chính mình từ góc nhìn của khách hàng. Thông qua bản đồ này, bạn có thể nắm được những thông tin giá trị về điểm chạm khách hàng, từ đó tìm cách nâng cao trải nghiệm của họ với mục đích cuối cùng là tạo ra doanh thu nhiều hơn. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ lần lượt khám phá khái niệm bản đồ hành trình khách hàng và hướng dẫn từng bước xây dựng bản đồ cho doanh nghiệp. 

Bản đồ hành trình khách hàng là gì

Trước tiên, chúng ta cần ý thức rõ một điều rằng góc nhìn của doanh nghiệp và góc nhìn của khách hàng không trùng khớp với nhau. Những gì bạn nhìn thấy rõ ràng có thể hoàn toàn mơ hồ với khách hàng. Những gì hấp dẫn, lôi cuốn và truyền cảm hứng cho bạn có thể chẳng có nghĩa lý gì với họ. Sở thích, hành vi, thói quen, những hạn chế, những mối quan tâm ở thời điểm hiện tại đều là yếu tố hình thành nên quyết định mua hàng của bạn. Và một khả năng rất lớn là những yếu tố đó đều chệch hướng với khách hàng tiềm năng của thương hiệu.

Lập bản đồ hành trình khách hàng cho phép bạn trở thành khách hàng của mình, đặt mình trong hoàn cảnh của họ. 

Bạn sẽ muốn trải nghiệm khách hàng của mình liền mạch từ đầu đến cuối, đi qua nhiều kênh và nhiều điểm chạm (điểm tương tác giữa thương hiệu và khách hàng). Chắc chắn sẽ nảy sinh những câu hỏi trên hành trình này, và chúng ta cần đảm bảo khách hàng luôn tìm thấy câu trả lời, tìm thấy những cam kết giúp họ yên tâm tiến tới quyết định mua hàng. 

Bằng cách theo dõi trải nghiệm từng bước, bản đồ sẽ giúp tiết lộ các vấn đề cụ thể, dựa trên thực tế chứ không nhờ vào giả định hay dự đoán. 

Các lợi ích của việc xác lập bản đồ hành trình khách hàng bao gồm: 

– Xác định nơi khách hàng tương tác với thương hiệu

– Xác định xem hành trình khách hàng có hợp lý hay không

– Xác định và tập trung vào các nhu cầu khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của phễu mua hàng 

– Xác định khoảng cách giữa trải nghiệm khách hàng mong muốn so với trải nghiệm khách hàng thực tế

– Cho phép doanh nghiệp phân bổ chi tiêu cho các ưu tiên phát triển quan trọng nhất 

Các bước tạo ra bản đồ hành trình khách hàng

Bước 1: Xác định mục tiêu

Tại sao bạn cần lập bản đồ hành trình khách hàng? Những mục tiêu nào bạn muốn hướng tới khi tạo ra bản đồ? Nó sẽ xem xét những trải nghiệm gì? Dựa trên nhóm khách hàng nào? 

Những mục tiêu này sẽ định hướng phần còn lại của quá trình lập kế hoạch, do đó hãy suy nghĩ thật kỹ về những câu hỏi ai, cái gìtại sao

Bước 2: Phác họa chân dung khách hàng

“Nếu thương hiệu của bạn giống nhiều thương hiệu khác, bạn có thể không vạch ra được hành trình khách hàng. Và lý do có thể xuất phát từ một vấn đề sâu xa hơn: Bạn không xác định được đối tượng khách hàng” – AdAge. 

Bạn không thể dõi theo từng động thái của khách hàng nếu không biết họ là ai, họ thích gì, nỗi đau của họ là gì và mong muốn của họ ra sao. Một trong những cách tốt nhất để vẽ chân dung khách hàng tiềm năng là khảo sát và xem xét những người đã gắn bó với thương hiệu của bạn.

Một số câu hỏi khảo sát có giá trị bao gồm: 

– Bạn biết về thương hiệu của chúng tôi qua cách nào?

– Yếu tố nào khiến bạn quyết định mua sản phẩm của chúng tôi? 

– Bạn thấy website của chúng tôi có dễ sử dụng để đặt hàng không? 

– Bạn đã bao giờ liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi chưa? Bạn có cảm thấy hữu ích không? 

– Yếu tố nào của thương hiệu chúng tôi khiến bạn cảm thấy thu hút?

– Chúng tôi có thể thực hiện những hoạt động gì để cải thiện trải nghiệm của bạn? 

Quá trình nghiên cứu và khảo sát kỹ lưỡng sẽ phác họa cho bạn một số chân dung khách hàng, có thể là một số nhóm khác biệt nhau có khả năng tương tác với thương hiệu của bạn. Bản đồ hành trình khách hàng không thể bao quát tất cả, do đó hãy chọn 1-2 chân dung khách hàng để tập trung vào đó. 

Bước 3: Xác định tất cả điểm chạm

Điểm chạm là những nơi khách hàng có thể tương tác với thương hiệu, cả online lẫn offline. Ví dụ về điểm chạm online: thêm sản phẩm vào giỏ hàng trên website, tương tác với bài đăng trên mạng xã hội, mở email giới thiệu ưu đãi…

Nếu có quá ít điểm chạm, khách hàng có thể không ở lại website hoặc cửa hàng của bạn đủ lâu để đưa ra quyết định. Ngược lại, nếu có quá nhiều điểm chạm, website của bạn có thể quá phức tạp và đưa ra nhiều bước rối rắm, cản trở khách mua hàng một cách thuận lợi. 

Bước 4: Quyết định loại bản đồ

Loại bản đồ hành trình khách hàng mà bạn quyết định sẽ phụ thuộc vào mục tiêu. Các loại chính bao gồm: 

– Current State: Đây là loại bản đồ phổ biến nhất, cho phép bạn hình dung các hành động, suy nghĩ, hành vi và cảm xúc mà khách hàng trải qua khi tương tác với thương hiệu ở thời điểm hiện tại. 

– Day-in-the-life: Bản đồ này mô tả một ngày của khách hàng từ sáng đến tối. Nó nêu chi tiết thói quen và hoạt động của họ, dù có bao gồm việc tương tác với thương hiệu của bạn hay không. 

– Future State: Bản đồ này trực quan hóa những gì bạn dự đoán sẽ là hành động, suy nghĩ, hành vi và cảm xúc mà khách hàng của bạn sẽ trải qua trong quá trình tương tác với thương hiệu của bạn sắp tới.

Bước 5: Vẽ hành trình khách hàng

Một khi biết khách hàng của mình là ai, bạn đã thu hẹp được sự tập trung của mình. Giờ đã đến lúc vẽ từng bước hành trình của khách hàng. Ở giai đoạn này, cần cần tập trung vào hành động. Khách hàng của bạn thực hiện những hành động ra sao, vào thời điểm nào? 

Bước 6: Thực hiện hành trình khách hàng

Đây là bước quan trọng. Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng và thực hiện hành trình khách hàng bạn đã vạch ra ở bước 5. Ghi lại những nỗi đau, những khoảnh khắc của khách hàng mà bạn không nhận được thông tin cần thiết hoặc không có trải nghiệm mà bạn mong đợi. Phân tích các hành động, các trải nghiệm, từ đó xác định lý do vì sao.

Bước này cho phép bạn tập trung vào các khía cạnh mà nhu cầu của khách hàng chưa được đáp ứng. Từ đó, bạn có thể tinh chỉnh sản phẩm và dịch vụ để đảm bảo thương hiệu: 

– Cung cấp những trải nghiệm thực sự có giá trị

– Giải quyết các vấn đề còn tồn tại của khách hàng

– Thúc đẩy lòng tin 

– Cá nhân hóa sự quan tâm tới khách hàng

Trên đây là 6 bước giúp bạn xây dựng bản đồ hành trình khách hàng hiệu quả. Hãy làm tốt nhiệm vụ này, bạn sẽ thấy điều đó không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng mà còn mang lại giá trị cho doanh nghiệp. 

(Nguồn: Marketo)

Bằng cách phân tích phản hồi của khách hàng thường xuyên, thương hiệu có thể điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu khách hàng và cuối cùng là tăng tỷ lệ khách hàng quay lại. 

Chắc hẳn bạn đã từng nghe rằng việc giữ chân khách hàng cũ tiết kiệm kinh phí hơn rất nhiều so với tìm kiếm khách hàng mới. Dữ liệu từ một nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard cho thấy tăng chỉ 5% tỷ lệ giữ chân khách hàng (retention) có thể dẫn đến tăng 25-95% lợi nhuận. 

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin dưới đây: 

– 60% người tiêu dùng Mỹ không chốt đơn vì trải nghiệm dịch vụ khách hàng kém, dẫn đến việc hao hụt 83 tỷ đô la doanh thu dành cho các nhà bán lẻ. (Theo BI Intelligence)

– Cần có 12 trải nghiệm tích cực của khách hàng để phủ nhận một ấn tượng tồi tệ được tạo ra bởi trải nghiệm kém và chưa được khắc phục. (Theo BI Intelligence)

– 52% người tiêu dùng đã chuyển đổi nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ trong năm qua do dịch vụ chăm sóc khách hàng kém. (Theo Accenture)

Những dữ liệu trên cho chúng ta biết điều gì về việc giữ chân khách hàng? Chúng ta cần lắng nghe khách hàng một cách cẩn thận và tận tâm nếu muốn giữ chân họ. Bằng cách phân tích dữ liệu khách hàng thường xuyên, thương hiệu có thể làm được điều này. 

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá một số cách đơn giản để giữ chân khách hàng nhờ tận dụng phản hồi (customer feedback). 

1. Sử dụng email tự động được cá nhân hóa

Khách hàng hiện nay mong đợi nhiều hơn một chiếc email chung chung được gửi đến tất cả mọi người. Họ muốn nội dung được viết riêng cho mình, một cách chân thành và cẩn trọng. 

Làm sao chúng ta biết chắc điều này? Bởi vì theo DMA – Hiệp hội Marketing và Dữ liệu của Anh, 58% tổng doanh thu qua email đến từ các email cá nhân hóa và nhắm mục tiêu cụ thể. 

Dữ liệu từ Campaign Monitor cũng khẳng định điều tương tự. Họ nhận thấy các email có dòng tiêu đề được cá nhân hóa có khả năng được mở cao hơn 26% và các marketer đã nhận thấy doanh thu từ các chiến dịch có thực hiện phân khúc khách hàng tăng 760%. 

Những kết quả này cho thấy doanh nghiệp nên xem xét kỹ thông điệp gửi đến khách hàng để tăng doanh thu và tăng tỷ lệ giữ chân. 

Điều đó bắt đầu bằng những câu hỏi như: 

– Nội dung nào mang lại nhiều giá trị nhất cho đối tượng khách hàng được nhắm đến?

– Thông điệp email đã đủ cá nhân hóa hay chưa? Đã đủ khiến một người cảm thấy họ được nói chuyện riêng thay vì bị spam thư rác? 

– Làm cách nào để khiến thông điệp của thương hiệu nổi bật giữa rất nhiều email khác được gửi đến khách hàng? 

Để trả lời được những câu hỏi này, bạn cần phân tích một số dữ kiện liên quan đến khách hàng. Nhiều công ty đã gửi bảng khảo sát định kỳ đến khách hàng với mục tiêu thu thập dữ kiện, đón nhận phản hồi thực tế từ khách hàng. 

Khi đã có dữ liệu, bạn có thể tạo chuỗi email tự động dựa trên hành trình của khách hàng, và tất nhiên những email này có tính cá nhân hóa cao. Chuỗi email tự động được kích hoạt để gửi đến khách hàng dựa trên thời gian, hành động hoặc các yếu tố tùy chỉnh khác. 

Gửi đúng thông điệp vào đúng thời điểm là điểm mấu chốt của phương pháp này. 

2. Phân tích kết quả khảo sát khách hàng

Nhiều doanh nghiệp khảo sát khách hàng thường xuyên nhưng không tạo ra được thay đổi gì đáng kể từ kết quả khảo sát. Bạn cần biết một điều quan trọng: Không có cách nào tốt hơn để vun đắp quan hệ với khách hàng và thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu hơn việc làm cho khách hàng cảm thấy mình được lắng nghe. 

Nếu bạn chưa tích hợp dữ liệu khảo sát với CRM của doanh nghiệp, đó là gợi ý tuyệt vời để xem xét. Ví dụ, với các phản hồi của khách hàng trong phần mềm Salesforce (phần mềm giúp doanh nghiệp tổng hợp và nắm bắt tất cả thông tin về khách hàng), bạn có thể cùng team đưa ra kết luận rõ ràng về từng giai đoạn trong vòng đời khách hàng.  

Khi khách hàng ngừng sử dụng dịch vụ, bạn có thể dễ dàng tìm ra lý do và giai đoạn khiến lòng trung thành của họ suy giảm. Mặt khác, bạn sẽ hiểu rõ hơn về các nguyên nhân phổ biến tạo ra sự hài lòng cho khách hàng. 

Hãy xem xét một số loại khảo sát khách hàng cho phép các công ty cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: 

– Sự hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction): Các cuộc khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng (CSAT) giúp công ty lập biểu đồ cảm nhận của khách hàng tại những thời điểm cụ thể trong hành trình khách hàng, chẳng hạn như sau khi tương tác hỗ trợ, mua hàng… Từ đó, bạn có thể xác định những điểm cần cải thiện. 

– Phản hồi về sản phẩm (Product Feedback): Các cuộc khảo sát về sản phẩm có thể làm sáng tỏ những vấn đề nổi cộm hoặc mối quan tâm của khách hàng. Sử dụng kết quả để phát triển sản phẩm, cải thiện hoạt động tiếp thị và hiểu rõ hơn về rào cản khiến khách hàng không ở lại lâu dài. 

– Chỉ số giới thiệu sản phẩm (Net Promoter Score): Có lẽ đây là công cụ tốt nhất để đo lường lòng trung thành của khách hàng. Khảo sát này đánh giá mức độ sẵn sàng giới thiệu thương hiệu cho người khác. 

3. Lắng nghe những khách hàng không hài lòng

Dù trải nghiệm tiêu cực của khách hàng có thể mang lại nhiều rắc rối, nhưng chúng rất quan trọng để doanh nghiệp tiếp thu và tìm cách cải thiện vấn đề. Những khách hàng không hài lòng có xu hướng đưa ra cái nhìn sâu sắc và có giá trị nhất. 

Dù bạn tiếp cận những khách hàng này thông qua khảo sát hay một cuộc gọi, lợi ích của việc liên hệ là không thể chối cãi: 

– Bạn có thể hỏi họ về những sai lầm của thương hiệu để tránh lặp lại lỗi tương tự trong tương lai. 

– Bạn có cơ hội sửa chữa mối quan hệ với khách hàng – một cách cá nhân hóa. 

Một nghiên cứu cho thấy ít nhất 11% khách hàng ngưng sử dụng dịch vụ có thể thay đổi nếu thương hiệu chỉ đơn giản là liên hệ với họ sau một trải nghiệm tiêu cực. Giữ chân khách hàng thậm chí không nhất thiết phải có một giải pháp hoàn hảo, chỉ cần bạn thể hiện được thiện chí. 

Từ góc độ thương hiệu, tiếp cận với những khách hàng không hài lòng cũng là một chiến thuật cần thiết để quản lý danh tiếng của thương hiệu. Nếu bạn bỏ qua, sự không hài lòng này có thể được lan tỏa khó kiểm soát thông qua những chia sẻ trên mạng và cả ngoài đời.

Theo dõi khách hàng sau khi xảy ra sự cố có thể mở cánh cửa cho các cuộc trò chuyện sâu và có tính xây dựng. Phản hồi của họ có thể giúp bạn kiểm soát nhận thức về thương hiệu, cung cấp dịch vụ khách hàng đặc biệt và cuối cùng là tăng tỷ lệ giữ chân. 

Ba chiến lược kể trên là những cách đơn giản nhưng hiệu quả để tận dụng phản hồi của khách hàng. Hãy luôn nhớ rằng giữ chân khách hàng sẽ tiết kiệm chi phí hơn là thay thế họ. Vì vậy, hãy để khách hàng được lên tiếng và lắng nghe họ một cách tận tâm. 

(Nguồn: GetFeedback)